EILE CLINIC

logo phòng khám eile clinic
hội chứng Klinefelter Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có thể có con được hay không?

Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có thể có con được hay không?

Như chúng ta đã biết, vô sinh nam chiếm tới một nửa số nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiện này, và một trong những nguyên nhân thường gặp nhất liên quan đến tình trạng vô sinh nam là hội chứng Klinefelter. Vậy hội chứng Klinefelter là gì? Bị Klinefelter liệu có thể có con được hay không? Hãy theo dõi bài viết của bác sĩ Thùy Dương để có câu trả lời cho những thắc mắc này nhé.

Về hội chứng Klinefelter

hội chứng Klinefelter Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có thể có con được hay không?

Biểu hiện của hội chứng Klinefelter

Ở trong tế bào sinh vật sống có những cấu trúc giống như sợi chỉ rất nhỏ được gọi là nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể là nơi chứa các thông tin di truyền của sinh vật. Số lượng nhiễm sắc thể khác nhau ở mỗi loài, ví dụ quả dứa có 25 cặp nhiễm sắc thể, chim bồ câu có 40 cặp nhiễm sắc thể,… và ở loài người chúng ta có 23 cặp nhiễm sắc thể một nửa số đó đến từ mẹ và nửa còn lại đến từ bố. Trong đó có hai nhiễm sắc thể giới tính (X và Y) đóng vai trò xác định giới tính của một người là nam (XY) hoặc nữ (XX). Đôi khi trong quá trình sinh sản xảy ra bất thường về sự phân chia nhiễm sắc thể của bố mẹ dẫn đến sinh ra em bé trai có thêm 1 nhiễm sắc thể X, đây là hội chứng Klinefelter. Tỉ lệ này gặp phải ở 1/600 bé trai mới sinh. Biểu hiện của hội chứng Klinefelter ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh như tính cách, tư duy, thể trạng và sinh dục.

Ảnh hưởng của hội chứng Klinefelter đến chức năng sinh sản

Trong bài viết này tôi chỉ tập trung nói về ảnh hưởng của hội chứng Klinefelter đến chức năng sinh sản. Ở những bệnh nhân mắc hội chứng Klinefelter, tinh hoàn phát triển chậm hơn so với người bình thường, làm nó không sản xuất đủ nội tiết tố nam (testosterone), không thể tạo ra đủ lượng tinh trùng để giúp người phụ nữ có thai. Hội chứng Klinefelter khó có thể phát hiện, nhiều bậc cha mẹ không biết con trai mình mắc bệnh này cho đến khi lớn lên hoặc có biểu hiện chậm dậy thì.

hội chứng Klinefelter Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có thể có con được hay không?

Xác suất tìm thấy tinh trùng ở nam giới mắc hội chứng Klinefelter là 50%

Giống như tất cả mọi loại bệnh khác, khi được phát hiện càng sớm thì các phương pháp điều trị thường hiệu quả hơn. Trên thực tế, đôi khi nam giới không biết rằng mình mắc phải hội chứng Klinefelter cho đến khi họ gặp các vấn đề về khả năng sinh sản và đang tìm cách điều trị nó. Cách đây khoảng 15 năm, chúng ta không thể làm được gì giúp đỡ người đàn ông vô sinh trong tình cảnh này, nhưng thật may mắn, những tiến bộ mới nhất trong trong y học ngày nay mang đến những cơ hội cho người đàn ông vẫn có thể có con mang những thông tin di truyền của mình. Các chuyên gia về hỗ trợ sinh sản có thể tìm được tinh trùng bằng phương pháp micro-TESE (vi phẫu tìm tinh trùng trong tinh hoàn). Họ thực hiện bằng cách mở tinh hoàn ra, dùng kính hiển vi cố gắng tìm những con tinh trùng từ tận các ống sinh tinh. Nếu tìm thấy, những con tinh trùng này sẽ được dùng để thụ tinh trong ống nghiệm (IVF-ICSI), tiêm vào bào tương trứng của để chúng thụ tinh, tạo thành phôi, giúp cặp vợ chồng thực hiện ước muốn làm cha mẹ. Trước đây, người ta tin rằng xác suất tìm thấy tinh trùng là rất thấp, kể cả có tìm thấy cũng rất khó thụ tinh, và thậm chí trong trường hợp đó, những đứa bé rất có thể sẽ mang những bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể. Các nghiên cứu lớn trên thế giới đã bác bỏ những quan niệm sai lầm này: không quan trọng rằng các chỉ số nội tiết (FSH, LH, testosterone), kích thước tinh hoàn như thế nào, xác suất tìm thấy tinh trùng ở nam giới mắc hội chứng Klinefelter là 50%. Khi so sánh với những trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng do các nguyên nhân khác thì cơ hội có một em bé khỏe mạnh là ngang nhau.

Tuy nhiên, xác suất tìm thấy bị ảnh hưởng mạnh bởi tuổi tác, càng nhiều tuổi thì tỉ lệ tìm thấy càng thấp. Điều quan trọng để giúp đỡ những bệnh nhân này chẩn đoán sớm, can thiệp y tế sớm và đúng cách.

Nếu bạn hoặc một ai đó mà bạn biết đang vật lộn với những ảnh hưởng của hội chứng Klinefelter, hãy khuyên họ sớm đến gặp bác sĩ để có lời khuyên cho mình.

Xem thêm:

Địa chỉ: Toà nhà HH2C, Khu đô thị Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 0936455189

Email: eileclinic2021@gmail.com

Website:  eileclinic.vn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *