EILE CLINIC

logo phòng khám eile clinic
hoạt hóa noãn 1 Hoạt hóa noãn là gì? Chỉ định hoạt hóa noãn

Hoạt hóa noãn là gì? Chỉ định hoạt hóa noãn

Hiện nay, dù có sự ra đời của kỹ thuật ICSI, nhưng vẫn còn khoảng 1 – 5% tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm gặp thất bại. Đó là lý do có sự kết hợp giữa ICSI và kỹ thuật hỗ trợ hoạt hóa noãn (AOA) – phương pháp giúp nâng cao khả năng thành công thụ tinh trong ống nghiệm. Vậy cụ thể  AOA là gì và trường hợp nào được chỉ định làm AOA?

Kỹ thuật hoạt hóa noãn

1.1. Hoạt hóa noãn là gì?

Năm 1992 là dấu mộc lịch sử với sự chào đời của đứa trẻ đầu tiên được sinh ra từ kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Điều đó đã tạo ra một bước ngoặt trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Người bệnh có tinh trùng yếu, bất thường nặng hoặc đã thất bại ở nhiều lần IVF cổ điển, khi thực hiện ICSI đã mang lại kết quả.

hoạt hóa noãn 1 Hoạt hóa noãn là gì? Chỉ định hoạt hóa noãn

Kỹ thuật hoạt hóa noãn là gì?

Không thể phủ nhận ICSI có nhiều ưu điểm, nhưng kỹ thuật này vẫn tồn tại nguy cơ thất bại thụ tinh vào khoảng 1-5% các chu kỳ. Việc thất bại có thể do nhiều nguyên nhân như: noãn thất bại hình thành tiền nhân cái, nhân tinh trùng không thể giải nén. Kỹ thuật hoạt hóa noãn (Artificial Oocyte Activation – AOA) sẽ giúp nâng cao tỷ lệ thành công cho những trường hợp này.

Có thể hiểu đơn giản, AOA là quá trình của hàng loạt các sự kiện của hàng loạt phản ứng sinh hoá trong tế bào trứng. Cụ thể, gồm tái khởi động giảm phân II, tống xuất thể cực thứ hai, hình thành tiền nhân cái, tổng hợp protein, sắp xếp lại bộ khung tế bào, chuẩn bị cho sự hình thành phôi. Quá trình được kích hoạt thông qua các yếu tố từ tinh trùng và phụ thuộc vào sự dao động nồng độ ion canxi nội bào, có nghĩa là sự lặp đi lặp lại gia tăng nồng độ ion canxi nội bào trong một khoảng thời gian.

1.2. Tìm hiểu kỹ thuật hoạt hóa noãn

Kỹ thuật AOA mở ra hướng điều trị mới cho những cặp vợ chồng trước đó đã thất bại thụ tinh hoàn toàn hoặc thụ tinh kém sau ICSI, với tỷ lệ thụ tinh thấp dưới 30%.

AOA không chỉ được sử dụng trong trường hợp giảm khả năng thụ tinh liên quan đến tinh trùng mà còn được đề xuất đối với trường hợp liên quan đến bào tương noãn, dẫn tới tình trạng noãn không có  quá trình hoạt hóa noãn.

Hiện có nhiều phương pháp AOA khác nhau như hoạt hóa bằng dòng điện, cơ học hoặc  hóa học. Phương pháp phổ biến nhất dùng chất hóa học calcium ionophores. Noãn sẽ tiếp xúc với chất hóa học, nhằm mục đích gia tăng nồng độ Ca2+ nội bào.

Hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật hoạt hóa noãn

2.1. Hiệu quả của kỹ thuật hoạt hóa noãn

Những tinh trùng bất thường nặng, như chỉ có vài tinh trùng trong mẫu hay tinh trùng đầu tròn không có thể cực đầu đều dẫn tới làm giảm khả năng hoạt hóa noãn, từ đó noãn không thể vượt qua giai đoạn nghỉ trong phân bào, kéo theo kết quả là thụ tinh thất bại. Để giải quyết vấn đề, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và tìm ra phương pháp AOA.

hoạt hóa noãn 2 Hoạt hóa noãn là gì? Chỉ định hoạt hóa noãn

Bảng tổng hợp hiệu quả của kỹ thuật AOA

Năm 2012, nhóm Ebner và cộng sự đã tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt hoá noãn bằng calcium ionophore trên đối tượng bệnh nhân vô sinh nam nghiêm trọng. Một nghiên cứu đa trung tâm với số mẫu là 29 bệnh nhân vô tinh, 37 bệnh nhân thiểu tinh. Kết quả là tỉ lệ thụ tinh ở nhóm ICSI-AOA bằng calcium ionophore (A23187-Sigma) cao hơn nhóm ICSI không AOA. Kết quả lâm sàng cũng đã ghi nhận có 32 trẻ sinh sống trên tổng số 73 ca chuyển phôi.

Năm 2013, nhóm nghiên cứu Vanden Meerschaum cũng đã thu thập, phân tích số liệu và so sánh hiệu quả của AOA trong nhóm đối tượng thất bại thụ tinh hoàn toàn. Nghiên cứu thực hiện ICSI tinh trùng của nhóm đối tượng trên noãn chuột, trong đó có thực hiện chia đôi trứng một phần cho hoạt hoá (AOA) và một phần không hoạt hoá. Kết quả, tỉ lệ thụ tinh nhóm thất bại thụ tinh hoàn toàn có thực hiện AOA cao hơn so với nhóm chỉ ICSI thường quy (74,2% so với 43,5%, p<0,001).

2.2 Tính an toàn của kỹ thuật hoạt hóa noãn

Hoạt hóa noãn là quá trình cơ bản, quyết định sự thành bại của quá trình thụ tinh và ảnh hưởng đến quá trình hình thành phôi sớm. Chính vì vậy, bất cứ thay đổi hoặc sai lệch trong quá trình này đều tác động sâu sắc đến sự phát triển của phôi, đặc biệt là trong trường hợp thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản.

hoạt hóa noãn 3 Hoạt hóa noãn là gì? Chỉ định hoạt hóa noãn

Kỹ thuật AOA có an toàn hay không

Tương tự kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng, cả 2 đều là những kỹ thuật an toàn và mục đích chính là làm tăng tỷ lệ có thai trong thụ tinh trong ống nghiệm.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, không có sự khác biệt đáng kể về sức khỏe thể trạng, tâm lý của những em bé ra đời bằng phương pháp ICSI kết hợp AOA, so với nhóm ICSI thông thường.

Năm 2016, N. Miller và cộng sự đã theo dõi tình trạng của 793 thai phụ. Trong đó gồm 595 trường hợp ICSI thường quy, 83 trường hợp ICSI – AOA. Số liệu thống kê cho thấy, kết quả chu sinh về tuổi thai, cân nặng và các yếu tố thai kỳ của người mẹ thực hiện AOA sau ICSI ở hai nhóm sinh 1 trẻ và sinh đôi, không có sự khác biệt so với chu kỳ ICSI thường quy. Sau sinh cũng không ghi nhận những bất thường ở tim, sinh dục, phát triển chân tay ở nhóm trẻ ICSI – AOA.

Chỉ định hoạt hóa noãn

Thất bại thụ tinh làm giảm số lượng phôi khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tỉ lệ thụ tinh thấp sau khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, có thể do tinh trùng mất khả năng hoạt hóa vì thiếu, hay không có phospholipase C zeta (PLCζ).

hoạt hóa noãn 4 Hoạt hóa noãn là gì? Chỉ định hoạt hóa noãn

Chỉ định hoạt hóa noãn

Bên cạnh đó là còn nhiều nguyên nhân khác như DNA tinh trùng giải nén thất bại, bất thường trong hình thành tiền nhân, thoi vô sắc bị tổn thương, chất lượng noãn bị giảm. Vì vậy, dù là kỹ thuật chọc hút trứng hay AOA, không phải phù hợp với tất cả trường hợp thất bại thụ tinh. AOA sẽ đem lại hiệu quả cao nhất với trường hợp từng thất bại thụ tinh xuất phát từ nguyên nhân khiếm khuyết tinh trùng, dẫn tới không thể hoạt hóa noãn.

Kĩ thuật được nghiên cứu là tối ưu điều trị trên các nhóm bệnh nhân có tiền sử thất bại thụ tinh hoàn toàn, tỷ lệ thụ tinh kém. Nhóm thứ hai là nhóm bệnh nhân vô sinh nam nghiêm trọng. Nhóm thứ ba là trên đối tượng bệnh nhân có hợp tử ngưng phát triển ở giai đoạn 2 tiền nhân, hợp tử không có khả năng phát triển đến giai đoạn phân cắt.

Eile Clinic là trung tâm hỗ trợ sinh sản hàng đầu, với đội ngũ bác sỹ – kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Nếu quý khách cần tư vấn chi tiết về hoạt hóa noãn, hay chẩn đoán, điều trị vô sinh hiếm muộn, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Xem thêm:

Địa chỉ: Toà nhà HH2C, Khu đô thị Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 0936455189

Email: eileclinic2021@gmail.com

Website:  eileclinic.vn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *